Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng mối quan hệ giữa và người, nên tặng quà không chỉ là một hành động mà nó còn là một phương thức cần phải trau dồi sao cho phù hợp với văn hoá. Nếu là người Việt sống ở Nhật, có lẽ sẽ có không ít người thấy bối rối mỗi khi muốn tặng quà cho đồng nghiệp, hay cho một ai đó.
Bài viết sau đâyJ-nihon xin giới thiệu đôi nét về văn hoá tặng quà của người Nhật kèm một số gợi ý nhỏ để bạn có thể tháo gỡ vướng mắc về vấn đề này. Nếu bạn hiểu được ý nghĩa, lịch của việc tặng quà, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ về cách cư xử hơn.
Văn hoá tặng quà của người Nhật có từ khi nào?
Văn hóa tặng quà của Nhật Bản được hình thành và bén rễ từ xã hội nông nghiệp thời xa xưa, khi các nông dân “chia sẻ với người khác sau khi thu hoạch”. Về sau, quà tặng thường được người Nhật trao gửi qua lại cho nhau trong các dịp lễ quan trọng như đám cưới, hay bày tỏ sự chia sẽ khi nảy sinh những chuyện đau buồn.
Người Nhật có tục tặng quà theo mùa, tặng quà vào dịp Ochugen giữa năm (お中元) và tặng quà vào dịp Oseibo cuối năm (お歳暮). Nguồn gốc của hai tục này được cho là xuất phát từ phong tục làm đồ cúng của người Nhật. Thời xưa, người Nhật vào dịp Obon và dịp cuối năm, người Nhật thường làm đồ cúng cho tổ tiên. Sau khi cúng xong, họ thường tặng lại đồ cúng cho người thân hoặc họ hàng của mình.
Vào thời Edo, thời kì mà kinh tế, văn hoá xã hội của Nhật phát triển ổn định, việc kinh doanh thương mại được mở rộng và thịnh vượng làm nảy sinh nhu cầu tặng quà cho khách hàng. Ngày nay, do ảnh hưởng bởi văn hoá nước ngoài, người ta cũng thường tặng quà cho nhau vào các sự kiện như sinh nhật, ngày của cha, ngày của mẹ, lễ Giáng sinh và ngày lễ tình nhân.
Vậy thì văn hoá tặng quà của người Nhật có những đặc trưng nào?
Tặng quà là trao tình cảm này cho đối phương. Đó không chỉ phải là sự lựa chọn dựa dựa trên chi phí hay số lượng. Cũng không phải là một thứ để cho đi, mà là cảm giác khi nghĩ về người được nhận. Khác với các nền văn hoá khác, người Nhật có phong tục tặng đáp lễ, tiếng Nhật gọi là zoutou (贈答). Bạn cần lưu ý rằng, với người Nhật, việc tặng đáp lễ khác với việc tặng quà thông thường.
Người Nhật thường tặng đáp lễ vào các dịp đặc biệt như lễ chúc mừng kết hôn, chúc mừng chuyển việc, hay tặng quà vào dịp Ochugen và tặng quà vào dịp Oseibo, để bày tỏ lòng biết ơn, chúc phúc. Nếu bạn nhận được quà trong các dịp này, món quà đó sẽ được gọi là “quà đáp lễ” (贈答品) . Còn quà tặng được trao ở những dịp khác như sinh nhật, ngày của mẹ, ngày của cha… với mục đích là để bày tỏ tình cảm thì trong tiếng Nhật, họ hay dùng chữ プレゼント (present).
Đặc trưng thứ 2 của văn hoá tặng quà Nhật Bản là cách thức thể hiện bên ngoài của gói quà tặng đáp lễ. Khi gói quà, người Nhật có phong tục dùng noshi (のし) , mizuhiki (水引), và viết lời dòng đề bạt ngoài giấy gói quà gọi là omotegaki (表書き).
Trước hết, về ý nghĩa của Noshi.
Noshi là vật bao gồm một sợi chỉ được gấp vào tờ giấy được kèm theo ở bên ngoài gói quà. Ngày xưa, khi tặng đáp lễ người Nhật thường phơi khô thực phẩm sống và đem đi tặng, vì họ cho rằng những thực phẩm đồ khô như thế – tiếng Nhật gọi là “Noshiawabi” (熨斗鮑) – là vật quý nhất dành cho thần linh. Noshi là từ viết tắt của noshiawabi, có nguồn gốc từ đấy.
Tuy nhiên, vì noshiawabi vốn dĩ là món đồ khô như cá khô – vật hay có mùi – nên nếu bạn tặng người khác thực phẩm sống như thịt, cá hoặc tặng quà vào các dịp lễ như tang ma (dịp thường kiêng kị những đồ có mùi gây khó chịu cho các nhà sư làm lễ), thường không cần kèm theo noshi.
Thứ hai là mizuhiki
Mizuhiki là sợi dây bằng giấy được buộc bên ngoài gói quà. Vậy, mizuiki được dùng để làm gì? Nó có hai nghĩa chính, một là chứng cứ đây là quà chưa mở, hai là có ý nghĩa tượng trưng như một là bùa chú vậy. Khi tặng quà cho một ai đó với sợi dây mizuhiki được buộc chặt, nó còn gợi lên một ý nghĩa sâu sa khác, tôi và bạn kết nối với nhau qua món quà này.
Do đó, ứng với mỗi mục đích và ý nghĩa tặng quà, người Nhật sẽ dùng kiểu buột dây mizuhiki khác nhau.
Có hai kiểu buộc cơ bản khi dùng Mizuhiki
Một là kiểu buộc thắt nơ choumusubi (蝶結び)
Đây là kiểu buộc mang ý nghĩa, tôi muốn niềm vui này của bạn sẽ lặp lại nhiều lần, thường được dùng khi tặng quà vào dịp mừng năm mới, mừng em bé ai đó được ra đời, mừng nhà mới hay tặng quà vào dịp Chugen và Seibo.
Nếu như bạn muốn bày tỏ lời chúc “hi vọng chuyện này chỉ lặp lại 1 lần là đủ rồi” thì người ta sẽ buộc thành kiểu buộc 1 nút thắt, tiếng Nhật gọi là musubikiri (結び切り).
Vì cả hai đầu dây sẽ bị cắt sau khi buộc, nên kiểu thắt này mang ý nghĩa “một khi đã buộc thì không thể cởi được”, thường được sử dụng khi có chúc mừng đám cưới hay trong đám ma.
Nếu tìm hiểu kĩ hơn chút, khi chúc mừng đám cưới hay đám ma, nhiều người còn dùng kiểu nút thắt あわじ結び bằng cách đan chéo hai sợi dây hai màu khác nhau tạo thành hình số 8.
Ngoài ra, chọn mizuhiki với màu nào cũng là một điều rất quan trọng cần lưu ý. Nếu là những dịp chúc mừng thì người ta sẽ dùng dây mizuhiki có màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng… tượng trưng cho sự may mắn đang đến, còn vào các dịp bất trắc như tang lễ… thì sử dụng hai màu đen trắng hoặc xanh lam trắng. Tuy nhiên, tuỳ theo một số vùng mà quy định về màu sắc mizuhiki sẽ khác đi chút.
Thứ 3 là Omotegaki, omotegaki là gì?
Omotegaki là dòng chữ đề bạt được viết bên ngoài giấy gói quà. Ngày xưa, ở bên ngoài giấy gói quà, người ta thường viết với vài từ đơn giản để chỉ đó là món quà gì, chẳng hạn như là ogashi (đồ ngọt Nhật). Ngày nay, người ta thường dùng cụm như”御祝 (Quà chúc mừng)”,”御挨拶(quà thăm hỏi)”,”御中元 (quà mừng chugen”biểu thị cho mục đích của việc tặng quà.
Trong môi trường doanh nghiệp thì nên tặng quà vào dịp nào và nên tặng gì?
Đọc đến đây, có lẽ có nhiều bạn nghĩ rằng, “Ôi! Tặng quà ở Nhật sao phức tạp quá!” Thật ra, hiện nay, người ta người ta in cả từng loại noshi và mizuhiki lên sẵn bao bì rồi, bạn chỉ cần hiểu ý nghĩa của chúng rồi chọn sẵn là được. Và chính các bạn trẻ người Nhật cũng rất đau đầu trong việc tặng quà. Tuy nhiên, tặng quà với người Nhật là văn hoá đẹp. Nếu bạn muốn tặng quà cho đồng nghiệp, cấp trên để bày tỏ lòng biết ơn thì hãy nghe theo lời khuyên của chuyên gia sau đây.
Iwashita Noriko, một chuyên gia về văn hoá doanh nghiệp, khuyên rằng, tốt nhất là bạn nên tặng vào dịp giữa năm (chugen, vào giữa tháng 7 hoặc tháng 8) và cuối năm (senbo, vào giữa tháng 12). Vào hai dịp này, nhiều người thường tặng thực phẩm, hay các đồ dùng thiết yếu hàng ngày như xã phòng, khăn tắm, phiếu quà tặng. Tuy nhiên, bà Iwashita Noriko còn khuyên thêm, nên tặng cái khiến người nhận thấy vui vẻ, có sự cân nhắc đến sở thích và lối sống của đối phương hoặc các đặc sản địa phương như thịt và rau.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình.